Public consultation now closed

Our public consultations ran from 31 January to 11 April 2023.


Tiếng Việt (Vietnamese)

Download

Lời giời thiệu

Mục đích của tài liệu thảo luận này nhằm hỗ trợ việc tham vấn công chúng của Chánh quyền Úc để Tái duyệt ảnh hưởng của COVID-19 đối với học sinh có khuyết tật (gọi tắt là việc Tái duyệt). Trong tài liệu này chúng tôi thảo luận về:

  • mục đích của việc Tái duyệt

  • ảnh hưởng có thể xảy ra của đại dịch COVID-19 đối với học sinh có khuyết tật

  • cách quý vị có thể dự phần vào việc Tái duyệt.

Tài liệu này cũng gồm có các câu hỏi để thảo luận hầu giúp chúng tôi hiểu được quan điểm và trải nghiệm của quý vị.

Mục đích của việc tái duyệt

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những xáo trộn chưa từng thấy cho việc học hành ở Úc. Điều này đã đòi hỏi phải có những thay đổi nhanh chóng và liên tục từ các học sinh, gia đình, chuyên viên giáo dục, trường học và giới có thẩm quyền về giáo dục để thích nghi với hoàn cảnh.

Việc Tái duyệt sẽ xem xét đến:

  • trải nghiệm về giáo dục của học sinh có khuyết tật trong suốt thời gian có đại dịch

  • ảnh hưởng của các trải nghiệm về giáo dục này đối với sự an lành và những thành quả liên quan đến việc học hành của học sinh có khuyết tật

  • hỗ trợ cho học sinh có khuyết tật đã được quản lý bằng cách nào bởi các cơ quan chánh quyền, giới thẩm quyền về giáo dục và trường học.

Trong khi đúc kết để đưa ra những đề nghị, việc Tái duyệt sẽ chú tâm vào các cơ hội để tạo dựng những hoạt động cộng tác toàn quốc nhằm củng cố khả năng của các trường học để hỗ trợ học sinh có khuyết tật trong những biến cố khẩn cấp trong tương lai, và hỗ trợ việc hồi phục của học sinh có khuyết tật từ ảnh hưởng của đại dịch.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với học sinh có khuyết tật

Cách mà đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến học sinh có khuyết tật rất có thể khác biệt tùy theo hoàn cảnh cá nhân, và tiểu bang hoặc lãnh thổ mà học sinh đang sinh sống và được giáo dục. Việc Tái duyệt này muốn tìm hiểu xem các trải nghiệm này sâu và rộng đến mức nào.

Cùng với các hoạt động tham vấn công chúng, việc Tái duyệt này sẽ rút tỉa thông tin từ bằng chứng hiện hữu và nghiên cứu từ các nguồn như cuộc Điều tra Công khai Tối cao về Khuyết tật (Disability Royal Commission), các chánh quyền liên bang, tiểu bang và lãnh thổ, các cơ quan tối cao, giới thẩm quyền về giáo dục và trường học.

Điều tra Công khai Tối cao về Khuyết tật đã nhận định rằng một số thử thách chính yếu trong đại dịch gồm có:[1]

  • tiếp nhận được các thay đổi hợp lý để thích nghi với hoàn cảnh và hỗ trợ trực tuyến

  • bảo đảm rằng học sinh có khuyết tật học cùng chương trình giảng dạy như bạn đồng trang lứa và không có khuyết tật

  • duy trì mối liên hệ và truyền đạt tích cực giữa học sinh-giáo viên-phụ huynh

  • duy trì các liên kết giao tiếp với bạn cùng trang lứa.

Những nhận định này phù hợp với việc Tái duyệt năm 2020 về Các Tiêu chuẩn Khuyết tật trong Giáo dục 2005 (2020 Review of the Disability Standards for Education 2005), trong đó đã ghi nhận rằng, nói chung, đại dịch đã khuếch đại những thử thách đã có sẵn đối với học sinh có khuyết tật, và ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các em cùng việc kết nối với trường học.

Việc Tái duyệt cũng nhận thức được nghiên cứu bởi Viện Sức khỏe và An sinh ở Úc (Australian Institute of Health and Welfare) có cho thấy, nhìn toàn bộ, đại dịch đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự an lành của thanh thiếu niên ở Úc.[2] Nhận định này hợp với phương hướng của việc được thực hiện bởi Ủy ban Nhân Quyền Úc (Australian Human Rights Commission), đã nhận thấy trẻ em gặp nhiều khó khăn với việc học từ xa, mất đi thói quen hàng ngày, và thiếu mất giao tiếp và liên lạc do đại dịch gây ra.[3]

Ai nên tham gia vào việc Tái duyệt này

Các buổi tham vấn cho việc Tái duyệt này sẽ muốn được nghe ý kiến từ một phạm vi đa dạng của học sinh có khuyết tật gồm các học sinh:

  • là Thổ Dân (First Nations)

  • có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng

  • sinh sống ở vùng thưa dân cư, thôn quê và nơi hẻo lánh

  • nhận dạng giới tính là LGBTIQ+.

Các buổi tham vấn cho việc tái duyệt cũng sẽ muốn nghe ý kiến của cha mẹ, người chăm sóc và chuyên viên giáo dục của học sinh có khuyết tật.

Cách tham gia vào việc Tái duyệt

Chúng tôi hân hoan đón nhận mọi đóng góp ý kiến cho việc Tái duyệt này. Đây là gồm đóng góp từ học sinh có khuyết tật, cha mẹ và người chăm sóc các em, các chuyên viên giáo dục, các bậc lãnh đạo ở trường học, nhân viên quản trị, các học giả và người bênh vực. Chúng tôi muốn được nghe càng nhiều người càng tốt.

Các buổi tham vấn công chúng của chúng tôi sẽ được tổ chức từ Thứ Ba ngày 31 tháng Giêng cho đến Thứ Ba ngày 28 tháng Ba. Trong thời gian này sẽ có nhiều cách để tham gia. Khi ngày giờ của các buổi tham vấn được xác nhận chúng sẽ được đăng trên trang mạng của Trung tâm Tham dự (Engagement Hub).

Trên trang mạng này quý vị có thể nộp bài viết, đoạn phim và đoạn ghi âm của quý vị, trả lời một bản các câu hỏi, hoặc ghi danh cho một sự việc nào đó. Muốn biết thêm thông tin, hãy viếng trang mạng Engagement Hub hoặc đăng ký để nhận được tin cập nhật về việc Tái duyệt khi có thêm thông tin.

Chia sẻ trải nghiệm của quý vị

Chúng tôi muốn nghe về trải nghiệm của quý vị trong đại dịch COVID-19. Các câu hỏi sau đây là những điều để quý vị suy ngẫm hầu giúp quý vị đóng góp ý kiến cho việc Tái duyệt. Quý vị không cần trả lời hết (hoặc bất kỳ câu nào) các câu hỏi – đây chỉ là một hướng dẫn.

Nếu quý vị muốn góp ý cho việc Tái duyệt, quý vị có thể:

  • nộp một bản góp ý, hãy xem các câu hỏi dưới đây. Quý vị có thể tải lên trang mạng một bản góp ý hoặc câu chuyện của chính quý vị qua dạng một bài viết, hoặc một đoạn ghi âm hay đọan phim. Nếu quý vị không thể gởi bản góp ý của quý vị qua hệ thống điện tử, quý vị có thể gởi qua bưu điện đến địa chỉ:

COVID Review Team

Student Learning and Disability Strategy Branch

GPO Box 9880

Canberra City ACT 2601

  • trả lời một bản các câu hỏi trực tuyến

  • tham dự một sự việc nào đó, như buổi hội thảo trên mạng (webinar), bảng thảo luận trực tuyến (online discussion board) hoặc nhóm chuyên đề (focus group).

Chúng tôi muốn biết những gì

Các câu hỏi cho học sinh có khuyết tật, cha mẹ và người chăm sóc

  • Quý vị/con quý vị có trải nghiệm thế nào về giáo dục của trường học trong thời gian đại dịch COVID-19?

    • Đây có thể là những việc như truyền đạt với giáo viên, tiếp cận công nghệ và tài liệu học tập, hoặc các sinh hoạt học tập thích hợp ở mức độ nào trong khi học tập từ xa và /hoặc học tập mặt-đối-mặt.
  • Nếu quý vị/con quý vị đã trở lại học tập mặt-đối-mặt sau các thời gian học tập từ xa do COVID-19, trải nghiệm này như thế nào?

    • Quý vị/con quý vị có cần hỗ trợ phụ trội? Hỗ trợ cần thiết cho quý vị có thay đổi từ lúc có COVID-19 hay không?

 

  • Quý vị/con quý vị có gặp bất kỳ vấn đề hay trở ngại nào khiến quý vị không thể trở lại học tập mặt-đối-mặt hay không? Nếu có, xin vui lòng cho chúng tôi biết.

 

  • Trường học và các cấp chánh quyền hỗ trợ quý vị/con quý vị tốt đến mức nào để tiếp tục học tập trong đại dịch COVID-19?

    • Đây có thể là những việc như quý vị/con quý vị tiếp cận hỗ trợ, như các nguồn hỗ trợ chuyên khoa, thay đổi chương trình giảng dạy, cập nhật kế hoạch giáo dục/học tập cá nhân, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, và nhân viên giảng dạy.
  • Quý vị có thể cho chúng tôi biết về thông tin mà quý vị nhận được từ trường của quý vị/ con quý vị về việc tiếp cận và tiếp nhận hỗ trợ trong đại dịch COVID-19?

Quý vị có thể muốn tập trung vào việc:

  • Xét xem có đủ thông tin về các hỗ trợ có sẵn nếu/khi quý vị đã phải chuyển sang học tập từ xa, và trong khi học tập từ xa hay không?

  • Xét xem có sẵn thông tin giúp chuyển đổi qua lại giữa học tập từ xa và học tập mặt-đối-mặt.

 

  • Thành quả học tập của quý vị/con quý vị đã bị ảnh hưởng thế nào trong đại dịch COVID-19?

    • Quý vị có thể muốn nghĩ đến bất kỳ hỗ trợ nào khác có thể giúp đạt được thành quả học tập cho quý vị/con quý vị.
  • Việc giáo dục của quý vị/con quý vị có bị ảnh hưởng cách nào khác bởi đại dịch COVID-19 hay không?

 

  • Ví dụ như, đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng của quý vị/con quý vị để có thể thực hiện được việc dời trường học, lên lớp, hoặc chuyển từ trường lên giáo dục cao đẳng, đào tạo, hoặc việc làm hay không?

 

  • Suy ngẫm về trải nghiệm giáo dục của quý vị/con quý vị trong đại dịch, các trải nghiệm này ảnh hưởng thế nào đến sự an lành của quý vị/con quý vị?

 

  • Quý vị có thể muốn nghĩ đến sức khỏe tâm thần, sự độc lập, tính kiên cường, vị trí trong cộng đồng, các mối liên hệ, và trải nghiệm ở trường của quý vị/con quý vị.

 

  • Quý vị/con quý vị đã có thể tiếp tục kết nối với bạn cùng trang lứa và cộng đồng trường học trong bất kỳ thời gian nào học từ xa hay không?

  • Các bố trí, hỗ trợ, và công nghệ nào đã cung cấp trải nghiệm tích cực cho học sinh có khuyết tật trong đại dịch COVID-19?

  • Trong tương lai, quý vị nghĩ rằng có thể cải thiện việc gì cho học sinh có khuyết tật trong khi có biến cố khẩn cấp, nghiêm trọng như đại dịch COVID-19?

Các câu hỏi cho chuyên viên giáo dục, cơ sở cung cấp giáo dục và nhân viên hỗ trợ

  • Quý vị có trải nhiệm gì với học sinh có khuyết tật tiếp cận và tham gia giáo dục với trường trong đại dịch COVID-19?

 

  • Quý vị có thể muốn tập trung một phần của câu trả lời của quý vị vào khả năng của quý vị để liên lạc và truyền đạt với học sinh có khuyết tật, việc tiếp cận công nghệ của quý vị, khả năng của quý vị để cung cấp tài liệu học tập được sửa đổi trong bất kỳ thời gian nào học tập từ xa, và/hoặc, khi thích hợp, khả năng chuẩn bị cho học sinh có khuyết tật để trở lại học tập mặt-đối-mặt.

 

  • Quý vị có hỗ trợ thành công để học sinh có khuyết tật trở lại học tập mặt-đối-mặt sau bất kỳ thời gian nào phải học từ xa hay không?

 

  • Nếu có, thì bằng cách nào? Có cần hỗ trợ phụ trội để giúp học sinh có khuyết tật trở lại?

  • Nếu không, thì có vấn đề hoặc trở ngại nào ngăn cản việc trở lại suôn sẻ để học tập mặt-đối-mặt?

 

  • Quý vị có thông tin và chỉ dẫn cần thiết để hỗ trợ học sinh có khuyết tật hầu tiếp cận và tham gia việc giáo dục với trường trong đại dịch COVID-19 hay không?

 

  • Quý vị có thể muốn xem xét việc tiếp cận của quý vị, chất lượng của thông tin, thời gian để chuẩn bị, thông tin và chỉ dẫn về kế hoạch đóng cửa trường, nguồn hỗ trợ chuyên khoa, thay đổi chương trình giảng dạy, cập nhật kế hoạch giáo dục/học tập cá nhân, hỗ trợ tâm lý, và nhân viên.

 

  • Có sẵn các hỗ trợ để giúp quý vị hoặc giúp học sinh có khuyết tật hầu tiếp cận và tham gia việc thay đổi về giáo dục của trường trong đại dịch COVID-19 hay không?

 

  • Quý vị có thể muốn ngẫm nghĩ lại xem các hỗ trợ/giúp đỡ để học tập đã tăng hay giảm, nếu có thay đổi về ai là người cung cấp hỗ trợ, nếu chất lượng của hỗ trợ được cải tiến hay kém hơn hoặc nếu thời gian tiếp cận và nhận được hỗ trợ có tăng hay giảm.

 

  • Các bố trí, hỗ trợ, và công nghệ nào đã cung cấp trải nghiệm tích cực cho học sinh có khuyết tật trong đại dịch COVID-19?

  • Theo quan điểm của quý vị, có thể làm thêm việc gì hay không hầu giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với học sinh có khuyết tật? Tại sao?

  • Thành quả học tập và/hoặc sự an lành của học sinh có khuyết tật có bị ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) bởi trải nghiệm về giáo dục của các em trong đại dịch COVID-19 hay không? Tại sao?

  • Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng của quý vị để hỗ trợ thành công việc học sinh có khuyết tật chuyển tiếp giữa các trường học, các lớp học, hoặc chuyển từ trường lên giáo dục cao đẳng, đào tạo, hoặc việc làm hay không?

 

  • Có thể cải thiện việc gì cho học sinh có khuyết tật trong khi có một biến cố khác khẩn cấp, nghiêm trọng như đại dịch COVID-19?

Tiếp cận

Người góp ý có thể chọn cách họ muốn tham gia, gồm việc trả lời các câu hỏi trên mạng khi họ có thời giờ, hoặc dự phần vào một cuộc thảo luận. Chúng tôi sẽ cố gắng bảo đảm rằng mọi việc tham vấn đáp ứng cho các nhu cầu riêng biệt và yêu cầu.

Chúng tôi sẽ bảo đảm rằng các cuộc tham vấn dễ tiếp cận. Đây là gồm có các văn bản Easy Read, thông ngôn viên Auslan và lời chú thích trực tiếp.

Các bản thông tin dạng Easy Read sẽ được công bố trước khi sự việc bắt đầu để giúp quý vị suy ngẫm về thông tin mà chúng tôi sẽ đề cập, và các câu hỏi được hỏi đến.

Các cuộc tham khảo ý kiến công khai sẽ giúp hình thành đề nghị của chúng tôi cho các cấp chính quyền

Đóng góp của quý vị vào việc Tái duyệt sẽ cung cấp hiểu biết sâu sắc về việc các trải nghiệm giáo dục trong suốt thời gian đại dịch đã ảnh hưởng thế nào đến sự an lành và thành quả liên quan đến giáo dục của học sinh có khuyết tật. Điều này sẽ bảo đảm rằng chúng tôi thực hiện được cam kết của Chánh quyền Liên bang nhằm giúp thiếu nhi và thanh thiếu niên hồi phục từ các ảnh hưởng của đại dịch.

Chúng tôi sẽ làm việc sát cánh với các chánh quyền tiểu bang và lãnh thổ, đại diện của các trường tư thục trong việc đúc kết bản tường trình chung cuộc và các đề nghị. Ý định của chúng tôi là chú tâm vào các cơ hội để phát huy các hoạt động cộng tác toàn quốc giữa Chánh quyền Úc, các tiểu bang và lãnh thổ, và các cơ sở cung cấp giáo dục công và tư.

Bản tường trình về việc Tái duyệt này sẽ được cung cấp cho Bộ trưởng Giáo dục của Liên bang trong quý thứ nhì của năm 2023.

Chi tiết liên lạc

Nếu quý vị có điều gì muốn hỏi hoặc muốn biết thêm về việc Tái duyệt này, xin vui lòng liên lạc với Bộ Giáo dục (Department of Education), tại DisabilityStrategy@education.gov.au.

Muốn biết thêm thông tin về cách tham gia việc Tái duyệt, gồm giúp đỡ cho việc ghi danh, xin vui lòng liên lạc với Bàn Giao tiếp (The Social Deck) tại engage@thesocialdeck.com hoặc 0491 617 118.

[1] Điều tra Công khai Tối cao Về Bạo hành, Ngược đãi, Bỏ bê và Lạm dụng Người có Khuyết tật (2022) Tiểu luận về các vấn đề- Ảnh hưởng của đợt Omicron của đại dịch COVID-19 và các đáp ứng cho người có khuyết tật, được tiếp cận ngày 13 tháng Chín 2022.

[2] Viện Sức khỏe và An sinh ở Úc (2021) Tường trình trên mạng về Thanh thiếu niên Úc, được tiếp cận ngày 13 tháng Chín 2022.

[3] Hand K, Kealy N, Newell S, Nicolson S và Taylor A (2022) ‘Sức khỏe Tâm thần định hướng cuộc đời tôi: COVID-19 & sự an lành cho thiếu nhi’ trang mạng của Ủy ban Nhân Quyền Úc, được tiếp cận ngày 13 tháng Chín 2022.

The Department of Education acknowledges the traditional owners and custodians of country throughout Australia and acknowledge their continuing connection to land, water and community. We pay our respects to the people, the cultures and the elders past, present and emerging.